KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN 2030

Thứ sáu - 17/12/2021 21:15
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN 2030
PHÒNG GD&ĐT TX KỲ ANH
TRƯỜNG TH&THCS KỲ NAM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:   /KH-TH&THCS
Kỳ Nam, ngày 16 tháng 5 năm 2021

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN 2030

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển toàn diện. Nhân tố cơ bản giành được thắng lợi trong quá trình hội nhập chính là con người có trình độ và những kỹ năng cơ bản trên các lĩnh vực hoạt động. Để có nguồn lực đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, ngành Giáo dục - Đào tạo phải có những định hướng mang tính chiến lược phù hợp.
Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 11 về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TƯ) có nêu: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”
Trường TH&THCS Kỳ Nam trong những năm gần đây đã quan tâm xây dựng môi trường giáo dục phát triển bền vững, trong đó ưu tiên chất lượng giáo dục toàn diện; đầu tư nâng cao chất lượng mũi nhọn. Kết quả trong thời gian qua mà nhà trường đã đạt được là điều kiện và động lực thúc đẩy cho việc thực hiện nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới thì cần phải có sự đầu tư, cải tiến vượt bậc trong quản lý, dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục và tăng cường cơ sở vật chất.
Từ những vấn đề nêu trên, việc xây dựng Chiến lược phát triển nhà trường là một nhiệm vụ tất yếu khách quan, nhằm xây dựng lộ trình, đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện nhà trường áp dụng vào thực tiễn công tác, góp phần nâng cao chất lượng GDTD trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

A. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
- Luật Giáo dục năm 2019.
- Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo
dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
          - Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cỏ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt quốc gia đối với trường Trung học cơ sở; Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
          - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI vể “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã Kỳ Anh lần thứ II và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Kỳ Nam lần thứ XIX, về nhiệm vụ phát triển GD&ĐT trong giai đoạn 2020 - 2025.
- Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị.

B. NỘI DUNG PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2020-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
I. TỔNG QUAN VỀ XÃ KỲ NAM VÀ TRƯỜNG TH&THCS KỲ NAM
1. Tổng quan về Kỳ Nam
Kỳ Nam là xã nằm ở phía Nam của Thị xã Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh (giáp ranh với Tỉnh Quảng Bình), với 06 ki-lô-mét bờ biển uốn quanh và những ngọn núi thấp mọc lấn ra mé biển. Là địa phương có khí hậu thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt và xa trung tâm. Tổng số hộ hiện nay là 788 hộ và 2669 nhân khẩu. Là một xã đồng bằng có diện tích tự nhiên 19.5 km, Năm 2021 có 53 hộ nghèo, 59 hộ cận nghèo, 35 gia đình chính sách. Đa số nhân dân sống bằng nghề nông, 1 số ít làm dịch vụ, ít có các nghề phụ nên thu nhập chủ yếu là từ các sản phẩm nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ. Những năm gần đây tuy đời sống được nâng cao dần nhưng nhìn chung mức sống của đa số nhân dân còn thấp, do đó việc đầu tư cho con em đến trường cũng còn nhiều hạn chế. Trong số đó nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khác biệt như: cha mẹ ly hôn, con mồ côi, khuyết tật, con cái phải ở với ông bà … nên còn hạn chế trong việc quản lý, theo dõi, đôn đốc việc học hành của con em. Vì vậy việc quan tâm giáo dục học sinh từ phía nhà trường là vô cùng quan trọng để góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
2. Tổng quan về Trường TH&THCS Kỳ Nam
Trường TH&THCS Kỳ Nam được thành lập từ năm 1965. Từ đó đến nay, trường đã có nhiều sự thay đổi và phát triển. Từ năm 2000 nhìn chung cùng với sự phát triển của đất nước, của ngành giáo dục, trường đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Minh chứng cho sự tiến bộ ấy là trường được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn năm 2012 đến năm 2017; từ năm học 2016 - 2017 đến nay trường luôn đạt tập thể lao động tiên tiến.
2.1. Cơ sở vật chất nhà trường
Diện tích khuôn viên nhà trường hiện tại theo sổ đỏ là 7.794,2 m2. Đã mở rộng thêm diện tích để sử dụng làm sân thể dục là 1.620 m2. Tổng diện tích khuôn viên nhà trường sau khi đã mở rộng nữa là 9.414,2 m2. Đạt bình quân 25,1 m2/HS
Sân trường đã được trồng cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh che phủ được khoảng 50% diện tích sân chơi. Trường đã có quy hoạch khuôn viên, cảnh quan môi trường khá tốt, đang hoàn thiện và tiếp tục xây dựng môi trường học tập “Xanh – Sạch - Đẹp”.
Trường có cổng, biển tên trường theo đúng quy định. Đã có khoảng 350 m tường rào bao trường. Hiện nay, đã phá dỡ dãy nhà nội trú xuống cấp phía Bắc trường để làm nhà xe học sinh và xây thêm 20 mét bờ rào phía Bắc.
Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao. Trong đó: Diện tích sân chơi: 2.200m2, Diện tích sân tập TDTT (Đã mở rộng): 1.620 m2
Số phòng học kiên cố hiện có là 18 phòng. Diện tích mỗi phòng đạt 50m2. Có đủ bàn ghế dành cho giáo viênhọc sinh giảng dạy và học tập; Trang trí phòng học theo đúng quy định, có quạt và điện thắp sáng đầy đủ. Có 15 bảng chống lóa đặt tại 15 lớp học và Đang làm tờ trình mua 6 bảng chống lóa các phòng học bộ môn;
Nhà trường có 1 dãy nhà điều hành gồm 1 phòng Hiệu trưởng, 2 phòng Phó hiệu trưởng, 1 phòng họp; 1 phòng Thư viện, Đang có kế hoạch hoàn thành 1 phòng Văn thư lưu trữ, 1 phòng Kế toán; 1 phòng Tin học
Hiện có 3 nhà vệ sinh: 1 nhà vệ sinh dành cho cán bộ, giáo viên gồm 2 phòng: 1 phòng nam riêng và 1 phòng nữ riêng, diện tích 16 m2, 2 nhà vệ sinh dành cho học sinh nam riêng, nữ riêng, diện tích cả 2 nhà là 60 m2
Hiện có khoảng 60 m2 nhà để xe giáo viên và có 72 m2 nhà để xe học sinh.
Trường có 1 hệ thống nước sạch để học sinh uống hàng ngày; có 3 giếng khoan và 1 giếng đào đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh.
Nhà trường thường xuyên thu gom rác và hợp đồng với môi trường đổ rác đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thư viện nhà trường có đầy đủ các tủ, giá để sách; có đầy đủ các loại báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và học; Xếp đặt thư viện ngăn nắp, gọn gàng, theo từng khối lớp, từng môn học theo đúng quy định. Có đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo dõi mượn, trả của giáo viên và học sinh. Có sổ cập nhật sách báo hàng ngày.
Nhà trường hiện có một số thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập nhưng chưa đủ và đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hiện nay, đang làm tờ trình xin hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu.
Nhà trường hiện có 05 chiếc máy tính phục vụ công tác quản lí. Đang làm tờ trình xin hỗ trợ mua 18 máy tính phục vụ giảng dạy; có 8 máy chiếu.
2.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
Trường có Chi bộ với tổng số đảng viên là 12 đảng viên, tỉ lệ CBGVNV là đảng viên đạt 46,1%. Tổng số cán bộ, giáo viên là 30 (HT: 01, PHT: 02, GV: 23; NV: 04). Trường có 1 Hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng đều có trình độ đào tạo Đại học Sư phạm và đều có thời gian công tác trên 15 năm.
- Số lượng giáo viên TH
 
Tổng số GV Văn hoá Tiếng Anh Thể dục Âm nhạc Mỹ thuật Tin Tổng đội
13 10 1 1 1 0 0 0
- Số lượng GV THCS
 
Tổng số GV Toán, Lý Ngữ văn
Hóa, Sinh
Sử,
GDCD
Tiếng Anh Thể dục Âm nhạc Mỹ thuật Tin Tổng đội
10 2 2 1 1 1 1 0 2 0 0
- Trình độ đào tạo: Cao học: 01; ĐH: 19; CĐ: 03; TC: 0
- Mọi giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh. Hàng năm, có ít nhất 5 giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học;
- 100 % giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn bài;
- Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức;
- Mỗi giáo viên có kế hoạch phấn đấu sau khi được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn.
Năm học 2020 - 2021 đánh giá theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên có 20/20 giáo viên đạt loại khá trở lên chiếm tỷ lệ 100%, trong đó có 11 giáo viên đạt loại xuất sắc;
Có 12/20 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên chiếm 56,5%, trong đó có 1 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Tỉnh; 6 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp Thị; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ. Có 20/20 giáo viên hoàn thành kế hoạch về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó 18 giáo viên được xếp loại giỏi chiếm tỷ lệ 90%.
Nhà trường có 04 nhân viên (1 Kế toán, 1 Văn thư; 1 Thư viện; 1 bảo vệ). Trình độ đào tạo: Kế toán, văn thư, thư viện đều đã có trình độ Đại học.
Học sinh: Đảm bảo theo độ tuổi theo quy định của điều lệ trường Tiểu học; Điều lệ trường trường trung học cơ sở (THCS)
           2.3. Kết quả hoạt động giáo dục năm 2020 - 2021
          2.3.1 Công tác số lượng và phổ cập giáo dục
- Số lượng học sinh: 384/14 lớp.
- Tuyển sinh vào lớp 1 đạt 100%; Tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%
- Không có HS bỏ học.           
- Đạt chuẩn PCGD Tiểu học mức độ 3; PCGD THCS mức độ 3XMC mức độ 2.
 2.3.2. Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục:
Bộ phận THCS xếp loại học lực cuối năm có 10 em xếp loại giỏi, có 55 em xếp loại khá (HSTT). Bộ phận Tiểu học: Học sinh Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện có 91 học sinh đạt tỷ lệ 34,8%; Học sinh hoàn thành tốt các nội dung học tập môn học có 108 học sinh đạt 41,4%.
- Chất lượng mũi nhọn:
Đạt 2 giải nhì học sinh giỏi cấp Tỉnh;
Đạt 4 giải học sinh giỏi Thị các môn văn hóa lớp 9;
HKPĐ cấp Thị đạt 9 giải;
Đạt giải nhì cuộc thi STKHKT cấp tỉnh.
  2.3.3. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục
- Đánh giá HT, PHT theo chuẩn: Xếp loại Tốt: 100 %
- Đánh giá giáo viên theo chuẩn: Tốt: 75%; Khá: 25%
- Đánh giá xếp loại công chức; viên chức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 36%; Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 60%; Hoàn thành nhiệm vụ: 4%
- Xếp loại thi đua: 22/25 đạt lao động tiên tiến, trong đó 03 đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở
- 100% CBQL-GV tham gia bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng chuẩn trình độ Tin học, Tiếng Anh, có 01 đ/c tham gia học và sắp hoàn thành chương trình đào tạo Cao học.
2.4. Công tác XHHGD, Xây dựng CSVC, duy trì và phát huy trường đạt chuẩn Quốc gia
- Trong những năm qua tình hình xã hội hóa giáo dục trên địa bàn xã có sự chuyển biến tích cực.
- CSVC của nhà trường đã được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao các chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia, phân công thu thập minh chứng, hoàn thiện hồ sơ KĐCLGD.
2.5. Những mặt mạnh và hạn chế
a) Mặt mạnh
- Chi ủy, Ban Giám hiệu là một tập thể đoàn kết, có sự thống nhất cao trong chủ trương và hành động; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ, hiệu quả; luôn phát huy dân chủ trong trường học; được sự tin tưởng, ủng hộ của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
- Sự phối hợp công tác của các đoàn thể với chính quyền có tính thống nhất cao.
- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, trẻ khỏe, có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt huyết, có khát vọng vươn lên, năng động và sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng nhà trường phát triển.
- Chất lượng giáo dục đại trà ổn định, chất lượng mũi nhọn có nhiều khởi sắc so với các trường trong Thị.
- An ninh trật tự trường học luôn đảm bảo, các hoạt động giáo dục luôn được quan tâm.
- CSVC nhà trường được đầu tư đáp ứng các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia.
b) Điểm yếu
- Một số phòng chức năng còn thiếu
- Các phòng bộ môn còn thiếu các TBDH chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
          - Cơ cấu giáo viên chưa hợp lý: THCS còn thiếu cục bộ 1 số môn.
          - Một số phụ huynh chưa quan tâm phối hợp giáo dục học sinh.
          - Một số giáo viên chưa năng động, ngại đổi mới.
- Nguồn lực huy động từ bên ngoài để hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường còn hạn chế.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Tầm nhìn
          Xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, chất lượng và thân thiện, mọi thành viên đều được tạo điều kiện học tập và có khát vọng vươn lên. Lấy chất lượng giáo dục làm động lực phấn đấu.
2. Sứ mạng
- Xây dựng nhà trường:
“Nề nếp - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm – Hiệu quả”.
- Định hướng giáo dục nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đầu tư phát triển chất lượng mũi nhọn; quan tâm giáo dục đạo đức; tăng cường giáo dục kỹ năng sống.
- Tạo cho học sinh tự tin, có ước mơ, hoài bão, có ý thức vượt khó chiến thắng bản thân.
3. Giá trị cốt lõi
Xây dựng và khẳng định niềm tin đối với cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương bằng hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:
- Tình yêu quê hương và đất nước.
- Lòng tự trọng và khát vọng vươn lên.
- Tinh thần đoàn kết và sự hợp tác, chia sẻ.
- Tính trung thực và tinh thần trách nhiệm.
- Tính tự chủ và sáng tạo để phát triển.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu
          1.1. Mục tiêu tổng quát
          Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, theo hướng tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
         1.2. Các mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu đến năm 2023:
+ Chất lượng giáo dục đứng tốp giữa trong toàn Thị.
+ Đội ngũ đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn 15 đến 20%.
+ Bước đầu tiếp cận và triển khai hiệu quả nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 và  lớp 6, 7 theo chương trình GDPT 2018.
+ Trường công nhận kiểm định chất lượng mức độ 2, đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Hoàn thiện các chức năng, phòng thực hành, cải tạo khuôn viên, tường rào, cổng trường.
- Mục tiêu đến năm 2025:
+ Giữ vững chất lượng giáo dục đứng tốp giữa trong Thị xã.
+ Đội ngũ: 10% giáo viên trên chuẩn
+ Triển khai hiệu quả nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa cả 2 cấp học theo chương trình GDPT 2018.
+ Trường phấn đấu nâng cao các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục;
-  Đến năm 2030:
+ Chất lượng giáo dục được khẳng định.
+ Đội ngũ có 25% trên chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học, nghiên cứu.
+ Thương hiệu nhà trường được khẳng định; CSVC đáp ứng yêu cầu giáo dục từng bước được hiện đại hóa; trường công nhận kiểm định chất lượng mức độ 3, đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
2. Chỉ  tiêu
          2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
          - Cán bộ, Giáo viên: Trên 32 người.
- Có trình độ đạt chuẩn.
- Có năng lực đáp ứng đổi mới GD&ĐT
- Triển khai có hiệu quả các nội dung dạy học và giáo dục.
          2.2. Học sinh
- Quy mô: 
+ Lớp học: Trên 16 lớp.
- Chất lượng học tập:
          Bộ phận THCS: + Trên 60% xếp loại khá giỏi, trong đó giỏi trên 20%.
          + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 3% không có học sinh kém.
          + TN THCS đạt trên 97%; thực hiện tốt công tác phân luồng, tuyển sinh vào THPT.
          + Tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%.
- Đạo đức, kỹ năng sống được nâng cao.
          + Hạnh kiểm: 99,5% khá, tốt trong đó tốt trên 95%.
          + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
+ Không có học sinh bỏ học.
Bộ phận Tiểu học: Học sinh Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạt tỷ lệ trên 45%; Học sinh hoàn thành tốt các nội dung học tập môn học đạt trên 50%.
          2.3. Cơ sở vật chất
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, đầu tư mua sắm mới bộ đồ dùng dạy học đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 9.
- Nâng cấp khuôn viên nhà trường, hàng rào, cổng trường,
- Làm hệ thống bảng trượt, Lắp hệ thống ti vi thông minh cho các lớp .
- Phòng tin học, Tiếng Anh được nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng khuôn viên “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Thân thiện”.
3. Phương châm hành động
         “Chất lượng giáo dục là uy tín, thương hiệu của nhà trường”

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 
  1. Các giải pháp chung
- Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
- Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.
- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.
2. Các giải pháp cụ thể
a)  Thể chế và chính sách
- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của nhà trường đảm bảo sự thống nhất.
         b)  Tổ chức bộ máy
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên phù hợp với yêu cầu giảng dạy.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.
        c) Công tác đội ngũ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Định kỳ đánh giá chất lượng cán bộ, giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả đóng góp cụ thể của cán bộ, giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó bồi dưỡng, giới thiệu nguồn quy hoạch.
- Đầu tư có trọng điểm phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán, cán
bộ, giáo viên trẻ, có năng lực bố trí vào các vị trí chủ chốt của Nhà trường.
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ tạo môi trường làm để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, sẵn sàng cống hiến và gắn bó với Nhà trường.
        d) Nâng cao chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng. Đổi mới các hoạt động giáo dục, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản, nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.
- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục Tiểu học và trung học cơ sở.
         e) Cơ sở vật chất
           - Tham mưu với các cấp lãnh đạo từng bước xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo đúng tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia.
- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng học bộ môn, khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của học sinh.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng hiệu quả các phần mềm trong quản lý và dạy học.
         f) Kế hoạch - tài chính
- Xây dựng Kế hoạch phát triển hàng năm của tổ chuyên môn.
- Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, sử dụng nguồn tài chính minh bạch, hiệu quả.
- Tham mưu với BĐD cha mẹ học sinh để tăng cường hỗ trợ của cộng đồng xã hội.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân đầu tư nâng cấp CSVC, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.
         g) Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu
- Hiện đại và khai thác có hiệu quả website của trường. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí. Khuyến khích giáo  viên  tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành giáo dục.
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh
thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.
          V. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
- Giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025: Phấn đấu đạt chuẩn về đội ngũ; hoàn thiện việc thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình; xây hoàn thiện xây dựng và nâng cấp CSVC.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2025 -  2030: Nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư chất lượng mũi nhọn; xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất; xây dựng các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia mức 2.
VI. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA
1. Đối với Hội đồng trường:
Giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch chiến lược, hằng năm có rà soát, bổ sung nội dung phù hợp với điều kiện thực tiễn.
          2. Đối với Hiệu trưởng
- Phổ biến Kế hoạch chiến lược tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường; đăng trên Website, niêm yết ở trường.
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn Trường.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến đơn vị.
- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.
         3. Đối với Phó Hiệu trưởng
 Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả
thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
          4. Đối với Tổ trưởng chuyên môn
 Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
- Chủ động xây dựng các mô hình phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.
          5. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên
 Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
         6. Đối với học sinh
- Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học phổ thông hoặc học nghề.
- Ra sức rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trở thành những người công dân tốt.
           7. Ban đại diện cha mẹ học sinh
          - Tăng cường công tác phối hợp nhằm duy trì tốt số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Tạo dựng môi trường giáo dục của gia đình, quan tâm hỗ trợ nhằm thực hiện tốt công XHHGD trong nhà trường.
           8. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường
- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.
- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên; góp ý, điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để thực hiện tốt Kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.
          9. Kiến nghị với các cơ quan chức năng:
- Đối với  Phòng Giáo dục - Đào tạo
+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và “bảo lãnh” cho trường trong thực hiện nội dung theo đúng Kế hoạch các hoạt động của nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.
+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Đối với chính quyền địa phương
 Đầu tư kinh phí tăng trưởng CSVC các điều kiện thiết yếu; tạo đồng thuận, sự ủng hộ trong nhân dân về Kế hoạch chiến lược của nhà trường./.
  
                                                                                   HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- PGD&ĐT TX Kỳ Anh;
- UBND xã Kỳ Nam;
- CB,GV,NV, PH,HS;
- Lưu: VT.                                                                         
                                                                                    Trần Xuân Đạt



   DUYỆT CỦA UBND Xà                                              DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT
 

Tác giả bài viết: BGH

Nguồn tin: Trường TH&THCS Kỳ Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

 ALBUM ẢNH

  Liên kết website

 THỐNG KÊ

  • Đang truy cập50
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay1,375
  • Tháng hiện tại33,739
  • Tổng lượt truy cập1,172,938
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây