KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT Năm học 2019 – 2020

Thứ ba - 05/11/2019 08:16

PHÒNG GD&ĐT TX KỲ ANH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH&THCS KỲ NAM 

Số:­ 22/KH-THCS

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kỳ Nam, ngày 20 tháng 9 năm 2019

 
KẾ HOẠCH
GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT
Năm học 2019 – 2020

Căn cứ Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 01 năm 2018 quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật;
Căn cứ hướng dẫn thực hiện về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật năm học 2019 – 2020 của Phòng GD&ĐT Thị xã Kỳ Anh;
Căn cứ tình hình và điều kiện thực tế của trường,
Trường TH&THCS Kỳ Nam xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường năm học 2019 - 2020 cụ thể như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Danh sách và đặc điểm bệnh lý học sinh khuyết tật học hòa nhập
TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh  
Lớp
Khuyết tật Mức độ  
 
1 Mai Hoàng Anh 12/9/2007 6A Chậm phát triển trí tuệ Không xác định   
2 Nguyễn Tiến Đạt 04/01/2009 5B Chậm phát triển trí tuệ Không xác định   
3 Nguyễn Ngọc Diệp 24/10/2010 4B Chậm phát triển trí tuệ Không xác định   
4 Bùi Tuấn Anh 29/8/2011 3A Chậm phát triển trí tuệ Không xác định   
5 Hoàng Đức Hiếu 13/01/2013 1A Chậm phát triển trí tuệ Mức độ nặng  
 
2. Những thuận lợi và khó khăn
         2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo vào các hoạt động trợ giúp người khuyết tật tại địa phương.
- Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần tự nâng cao kiến thức, tự tìm hiểu thêm về công tác giáo dục hòa nhập.
- Nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh nhận thức và hiểu biết về pháp luật và tính nhân văn, lòng nhân ái đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để giúp các em hòa vào cuộc sống xã hội.
-  Giáo viên thực hiện giảng dạy nhiệt tình, thường xuyên chăm sóc quan tâm trẻ và có sự phối hợp tốt với PHHS trẻ khuyết tật.
          2.2. Khó khăn
          -  PHHS chưa thật sự quan tâm đúng mức, còn mang nặng tâm lý khi nghĩ con em mình bị khuyết tật sẽ bị thiệt thòi trong học tập, sinh hoạt vui chơi đối với các bạn cùng lớp; Một vài PH còn giáo dục con bằng đòn roi nên đã làm ảnh hưởng nặng nề thêm về tâm lý của trẻ.
          - Giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết tật phần lớn là giáo viên trẻ trẻ, thâm niên dạy học chưa cao nên còn thiếu kinh nghiệm trong giáo dục học sinh hòa nhập.
          - Sĩ số lớp khá đông nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc dành nhiều thời gian cho việc quan tâm và giáo dục trẻ.
- Hầu hết giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật nên còn gặp nhiều khó khăn trong dạy học.
- Đa số học sinh khuyết tật ở dạng thiểu năng trí tuệ nặng nên việc tiếp thu của các em khó khăn thậm chí có em cũng không biết trả lời những câu hỏi đơn giản xoay quanh các vấn đề cuộc sống của các em; một số em bị mắc chứng tăng động, giảm chú ý nên thường xuyên làm mất trật tự, quậy phá và trêu chọc bạn, không nghe lời giáo viên nên làm ảnh hưởng đến những học sinh khác trong lớp.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao về nhận thức về thực hiện giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cho tập thể giáo viên;
- Giúp trẻ khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những học sinh khác; Tạo điều kiện cho người khuyết tật được học văn hóa, phục hồi chức năng và phát triển khả năng bản thân để hòa nhập cộng đồng;
- Huy động học sinh khuyết tật học hòa nhập, tư vấn kịp thời cho gia đình có biện pháp can thiệp sớm, đưa trẻ đến trường học hòa nhập hoặc tham gia các lớp chuyên biệt tại các trường chuyên biệt trong quận, thành phố;
- Trang bị tốt về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học hòa nhập.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Nhiệm vụ
1.1. Đối với nhà trường
- Tiếp nhận trẻ khuyết tật có đủ khả năng hòa nhập đến học;
- Trang bị cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ khuyết tật, được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho trẻ khuyết tật theo đơn vị lớp;
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật;
- Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao chuyên môn về giáo dục cho trẻ khuyết tật;
1.2. Đối với lớp hòa nhập
- Cần quan tâm, chia sẻ, động viên trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động của lớp;
- Hỗ trợ trẻ khuyết tật về các hoạt động mà trẻ chưa thực hiện được.
1.3. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp có trẻ khuyết tật
- Phải tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương trẻ khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật;
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của trường;
- Chủ động phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật;
- Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật;
- Tư vấn cho nhà trường và gia đình trẻ khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
1.4. Đối với trẻ khuyết tật
- Được chăm lo rèn luyện, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe;
- Thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình và kế hoạch của trường;
- Tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng của mình;
- Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện;
- Thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật
- Mỗi trẻ khuyết tật đều được lập hồ sơ giáo dục cá nhân, trong đó có các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; mục tiêu hàng năm và mục tiêu học kỳ; thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp thực hiện; người thực hiện; kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.
- Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học chung và nhu cầu, khả năng của người khuyết tật theo hướng dẫn của Bộ.
3. Nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
3.1. Nội dung, phương pháp giáo dục
Căn cứ nội dung chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD – ĐT đối với bậc học tiểu học;
Dựa vào khả năng, nhu cầu của mỗi trẻ khuyết tật đã xác định trong sổ KHGDCN và kế hoạch giáo dục chung.
Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh nội dung, chương trình các môn học và phương pháp giáo dục một cách phù hợp với từng đối tượng người học.
Giáo viên bộ môn đề xuất miễn, giảm một số môn học học nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân người học không thể đáp ứng được.
3.2. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
          a) Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật dựa vào nội dung, hình thức học tập đã được điều chỉnh; kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, khả năng hòa nhập theo từng đối tượng cụ thể;
b) Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải căn cứ vào các hoạt động, kết quả học tập, lưu giữ bài làm, bài tập và nhận xét của giáo viên được phân công giảng dạy trẻ khuyết tật;
c) Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của người học.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở kế hoạch này, từng giáo viên xây dựng kế hoạch dạy trẻ khuyết tật cụ thể nhằm thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra; Mỗi tháng (hoặc sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ) giáo viên có báo cáo về BGH tình hình giáo dục trẻ khuyết tật, để có biện pháp xử lí kịp thời./.        
                                                             
Nơi nhận:
- PGD;
- Tổ trưởng chuyên môn;
- GV có học sinh hòa nhập;
- Lưu VT.
Q. HIỆU TRƯỞNG
 
 
Trần Xuân Đạt

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây