TRƯỜNG TH&THCS KỲ NAM TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ “TẬP HUẤN DẠY HỌC LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC”

Thứ hai - 16/09/2024 07:09
TRƯỜNG TH&THCS KỲ NAM TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ “TẬP HUẤN DẠY HỌC LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC”
Chiều ngày 12/9/2024, Bộ phận chuyên môn Tiểu học trường TH&THCS Kỳ Nam đã tổ chức buổi tập huấn chuyên đề  “Dạy học lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường Tiểu học” theo Thông tư 08/2024 /TT-BGDĐT ngày 15/5/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo” cho toàn thể giáo viên.
Giáo dục An ninh Quốc phòng không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở giáo dục bậc cao, mà cần phải được thực hiện ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình giáo dục trẻ em. Việc tổ chức buổi tập huấn  nhằm mục đích trang bị cho giáo viên các kỹ năng và phương pháp dạy học mới, giúp các em học sinh nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đồng thời, việc lồng ghép nội dung giáo dục an ninh quốc phòng vào các môn học không chỉ giúp trẻ em hiểu biết về quốc phòng, mà còn hình thành ý thức kỉ luật, lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm từ khi còn nhỏ.
 
.

Thầy Lê Văn Lợi – Phó hiệu trưởng nhà trường trực tiếp báo cáo chuyên đề.

Lồng ghép nội dung GDQPAN trong trường Tiểu học phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi; được tiến hành thông qua nội dung các môn học, hoạt động giáo dục; đảm bảo thống nhất giữa các cấp học và không làm thay đổi quy định về khung chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp học. Thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương, tập trung vào các môn học: Tiếng Việt; Tự nhiên và Xã hội; Lịch sử và Địa lý.
          Chủ đề lồng ghép chung từ lớp 1 đến lớp 5: giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; giới thiệu chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau có, ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập.
          An ninh trong trường Tiểu học là hình thành nhận thức về tình yêu quê hương, đất nước; biết ơn người có công với cách mạng, với đất nước; yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; kính trọng thầy giáo, cô giáo, yêu quý và biết giúp đỡ bạn; Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tu dưỡng đạo đức, tác phong nghiêm túc trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; Có ý thức sinh hoạt nề nếp, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể; tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định của pháp luật. 
          Buổi tập huấn diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy hào hứng, sự tham gia nhiệt tình của toàn thể giáo viên. Tầm quan trọng giáo dục QP-AN giúp học sinh phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Có thể nói rằng, giáo dục QP-AN có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học - chủ nhân tương lai của đất nước. Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu biết về kiến thức quốc phòng- an ninh là một nhiệm vụ thiết thực hơn bao giờ hết.

Một số hình ảnh trong buổi tập huấn:
 
.
 
.
 
.

Tác giả bài viết: Lê Thị Như Quỳnh

Nguồn tin: Trường TH&THCS Kỳ Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 ALBUM ẢNH

  Liên kết website

 THỐNG KÊ

  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay1,166
  • Tháng hiện tại32,266
  • Tổng lượt truy cập1,467,253
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây