KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NĂM HỌC 2018 - 2019

Thứ ba - 12/02/2019 09:51
PHÒNG GD&ĐT TX KỲ ANH          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG TH&THCS KỲ NAM                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
        Số: ……./KH-NTr                                         
   Kỳ Nam, ngày 12 tháng 9  năm 2018
 
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
NĂM HỌC 2018 - 2019
 
Thực hiện công văn số112/THNVNH-THCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Kỳ Anh ngày 06 tháng 9  năm 2018 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019;
Căn cứ vào Kế hoạch số  /KHGD ngày 06 tháng 9 năm 2018 về xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2018 - 2019;
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Trường TH&THCS Kỳ Nam xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp năm học 2018 - 2019 như sau:
I. Mục đích yêu cầu
1. Mục đích:
- Làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, giúp học sinh lựa chọn học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và cả nước.
- Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp.
- Giúp học sinh có hiểu biết khái quát về sự phân công lao động xã hội, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, sự phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ yếu, nghề cơ bản đặc biệt là nghề truyền thống của địa phương.
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
- Giáo dục, động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những ngành nghề mà nhà nước, địa phương đang cần phát triển.
2. Yêu cầu:
- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề nói chung và quyết định hướng đi sau tốt nghiệp nói riêng dựa trên cơ sở năng lực, điều kiện ... của bản thân
-  Bước đầu hiểu được lợi ích của sự phù hợp nghề của từng con người cụ thể trong tương lai
- Học sinh bước đầu thấy được một cách khái quát các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
- Giới thiệu và tổ chức tìm hiểu, so sánh qua thực tế về sự phù hợp và không phù hợp nghề của từng con người cụ thể, tìm hiểu và dự đoán nguyên nhân.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận, hình dung bước đầu các hướng đi, sự thay đổi hình thức học tập hoặc làm việc sau khi tốt nghiệp THCS 
II. Nội dung chương trình hướng nghiệp (9 chủ đề)
Chủ đề 1: Ý nghĩa, tầm quan trọng  của việc chọn nghề có cơ sở khoa học và các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề nói chung và quyết định hướng đi sau tốt nghiệp nói riêng dựa trên cơ sở năng lực, điều kiện của bản thân
-  Bước đầu hiểu được lợi ích của sự phù hợp nghề của từng con người cụ thể trong tương lai
- Học sinh bước đầu thấy được một cách khái quát các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
- Giới thiệu và tổ chức tìm hiểu, so sánh qua thực tế về sự phù hợp và không phù hợp nghề của từng con người cụ thể, tìm hiểu và dự đoán nguyên nhân.
- Hướng dẫn học sinh hình dung bước đầu các hướng đi, sự thay đổi hình thức học tập hoặc làm việc sau khi tốt nghiệp THCS  
Chủ đề 2: Định hướng phát triển kinh tế -  xã hội của đất nước và địa phương
- Giúp cho học sinh có được một số nét khái quát về sự khác nhau giữa nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp với nền kinh tế thị trường, hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương trong thời gian tới.
- Bước đầu tiếp cận với các khái niệm việc làm, nghề nghiệp, thị trường lao động, một số đặc điểm về thị trường lao động và việc làm  ở nông thôn, thành phố
- Nghe giới thiệu về sự thay đổi và định hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội của đại phương.
Chủ đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh em
Giúp học sinh biết cách phân tích, tìm  hiểu một số nghề qua hoạ đồ nghề và tìm hiểu một số nghề cụ thể, gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày (nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực nông nghiệp, nghề thợ thủ công...)
Chủ đề 4: Giới thiệu các nghành nghề ở địa phương.   
  Giáo viên giới thiệu một số ngành nghề đang phát triển ở địa phương:
+ Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, kinh doanh các mặt hàng thủ công, kinh doanh các mặt hang xuất nhập khẩu.
+ Lĩnh vực nông nghiệp: trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cây cảnh.
+ Nghề thợ thủ công: dệt vải, dệt len, đồ mộc, khảm trai, sản xuất bánh kẹo, chế biến nông sản…
Chủ đề 5: Thị trường lao động.
Giới thiệu thị trường lao động ở địa phương
- Nhu cầu về nguồn nhân công làm trong các công ty, cơ sở SX
- Nhu cầu về nguồn lao động tri thức trong các công sở.
- Nhu cầu nguồn nhân lực để mở rộng kinh doanh, phục vụ
Chủ đề 6: Tìm hiểu năng lực  bản thân
- Giúp cho học sinh tự tìm hiểu về bản thân một cách khách quan, qua đó các em  xác định được điểm mạnh điểm  yếu của mình, liên hệ với các tình huống làm việc ở trường và ở nhà. Bước đầu có thể giải thích được các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến lòng tự tin và việc thực hiện công việc.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề nghiệp thông qua các nguồn: họa đồ nghề và một số phương pháp  khác như điều tra, phỏng vấn...
- Giảng giải kết hợp với dùng các phiếu trắc nghiệm giúp học sinh tự xác định và hiểu được các điểm mạnh, điểm yếu trong học tập và công việc ở trường, ở nhà, yếu tố giới tính có ảnh hưởng đến hứng thú, lòng tự tin, năng suất lao động.
Chủ đề 7: Tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề của địa phương (Tuyển sinh trình độ THCS)
- Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề Kỳ Anh.
- Trường Cao Đẳng công nghệ Hà Tĩnh.
- Các Trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ.
Chủ đề 8: Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS:
- Giúp học sinh bước đầu có được một số hướng chọn lựa sau khi tốt nghiệp THCS (kể cả việc chọn trường THPT phù hợp).
- Tổ chức thảo luận với chủ đề “Sự lựa chọn cho tương lai”.
+ Động viên, khích lệ học sinh tham gia thảo luận, nói về những ước mơ của mình trong tương lai.
+  Học sinh xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định hướng nghề nghiệp của mình
- Giúp học sinh xử lý  thông tin, xác định mục tiêu cơ bản cho quyết định hướng nghề nghiệp sau THCS.
Chủ đề 9: Tư vấn học tập, tư vấn nghề:
          Phối hợp với các trường THPT, các trường đào tạo nghề ở Thị xã Kỳ Anh giúp học sinh xác định được hướng học tập hoặc học nghề sau khi tốt nghiệp THCS, dựa trên kết quả học tập và kết quả tự đánh giá bản thân. Toạ đàm, Tư vấn cá nhân.
III. Tổ chức thực hiện:
  1. Chương trình và thời gian thực hiện: 
Chủ đề
/tiết
Tháng Tên chủ đề Nội dung
1/1


 
9/2018 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học. 1. Cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
2. Những nguyên tắc chọn nghề.
3. Ý nghĩa của việc chọn nghề.
2/1 10/2018 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. 1.Một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.
2.Những việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
3.Phát triển những lĩnh vực KT-XH giai đoạn 2015 - 2020.
3/1 11/2018 Thế giới nghề nghiệp quanh ta. 1.Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp.
2.Phân loại nghề.
3.Những dấu hiệu cơ bản của nghề thường được trình bày kĩ trong các bản mô tả nghề.
4.Bản mô tả nghề.
4/1 12/2018 Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương Tìm hiểu nghề làm vườn
5/1 01/2019 Thông tin về thị trường lao động. 1.Việc làm và nghề nghiệp.
2.Thị trường lao động.
3.Thị trường lao động CNTT.
6/1 02/2019 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình. 1.Năng lực là gì.
2.Sự phù hợp nghề.
3.Phương pháp tự xác định năng lực bản thân để hiểu được mức độ phù hợp nghề.
4.Tự tạo ra sự phù hợp nghề.
7/1 3/2019 Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS trở lên). 1.Hệ thống đào tạo nghề.
2.Thông tin các trường dạy nghề.
8/1 4/2019 Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. 1.Thực trạng.
2.Thực trạng phân luồng.
3.Một số giải pháp phân luồng.
4.Một số hướng đi.
9/1 5/2019 Tư vấn hướng nghiệp. 1.Chọn nghề theo đối tượng lao động.
2.Những lưu ý khi chọn nghề.
 
 
2. Người dạy:  Trần Xuân Đạt
3. Đối tượng dạy: 28 học sinh lớp 9A
4.  Điều kiện thực hiện:
               - Học tập theo lớp.
              - Tài liệu tham khảo.
IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC DẠY HƯỚNG NGHIỆP       
- Lập kế hoạch, lên thời khóa biểu.       
- Nhắc nhở, động viên học sinh tham gia đầy đủ các buổi học        
- Có đầy đủ giáo án và các hồ sơ chuyên môn như đã quy định.         
- Lên lớp đúng giờ, không dạy cắt xén chương trình.        
- Đảm bảo chất lượng.       
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và cha mẹ học sinh về công tác hướng nghiệp để làm tốt việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chọn nghề và hướng đi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng.       
- Tham mưu với địa phương và TTGDKT TH- HN để củng cố và chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng cho công tác hướng nghiệp
Trên đây là kế hoạch Hướng nghiệp năm học 2018 - 2019 của Trường TH& THCS Kỳ Nam; Trong quá trình thực hiện tiếp tục bổ sung để hoàn thành kế hoạch năm học về giáo dục hướng nghiệp.
 
HIỆU TRƯỞNG



  Lê Ngọc Tuấn 
                                                            
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

 ALBUM ẢNH

  Liên kết website

 THỐNG KÊ

  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay723
  • Tháng hiện tại9,137
  • Tổng lượt truy cập1,395,241
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây